Giải thích hiện tượng quỷ nhập tràng dưới góc độ khoa học

Thời nay chuyện quỷ nhập tràng nếu có dịp khơi dậy vẫn còn được nhắc đến trong các tài liệu về tín ngưỡng văn hóa và trên báo chí, hoặc quanh các bàn trà rượu cả khi có mặt các nhà nghiên cứu để vừa nghe vừa hỏi han, vừa thỏa mãn tính hiếu kỳ, vừa thử đưa ra nhu cầu tìm hiểu khía cạnh khoa học của hiện tượng tâm linh ấy. Từ đó cũng đã có một số giải thích, với các nét chính dưới đây.

Thứ nhất, về linh miêu, tức loài mèo sinh ra từ giao hợp giữa mèo và rắn, có thể tìm lời giải đáp khá rõ. Chẳng hạn nhà nghiên cứu ngôn ngữ học An Chi trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, tập 1 – NXB Trẻ và Phương Nam ấn hành 2006, đã dẫn chứng giải đáp của kỹ sư Nguyễn Quốc Thắng như sau: “Rắn thuộc lớp bò sát còn mèo thuộc lớp động vật có vú, hai lớp này rất xa nhau về mặt tiến hóa. Theo nguyên tắc của sinh vật học, hai loài khác nhau của cùng một giống đã rất khó giao phối với nhau huống hồ ở đây rắn và mèo có cấu tạo cơ quan sinh dục hoàn toàn khác nhau, số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào cũng khác nhau, do đó khẳng định chúng không thể giao phối với nhau được”. Theo đó, đứng dưới góc độ sinh học, động vật học, chuyện linh miêu chỉ là huyền thoại…
=>> có thể các bạn quan tâm tới:  bướm bay vào nhà có điềm gì
Thứ hai, về Mèo ma nhất là loại sinh vào giờ Mão (5 – 7 giờ sáng), tháng Mão, năm Mão, bị người đời nghi ngờ có liên hệ với cõi âm nhiều nhất. Còn thông thường họ nhà mèo thì chú nào cũng thích lang thang về đêm với đôi mắt sáng, bước đi rất nhẹ không nghe tiếng động, rượt giỡn nhau dưới ánh trăng khuya, nhiều lúc cất tiếng kêu tựa tiếng con nít khóc não nùng trong bóng tối. Vì thế vào thế kỷ 14, thời Trung cổ ở châu Âu, mèo bị kết án là sứ giả của quỷ, là hiện thân của phù thủy và bị thiêu sống trên giàn hỏa, hoặc bị ném từ tháp cao xuống nền đá cho đến chết.

Ngày nay, khoa học giải thích mắt mèo sáng trong đêm nhờ tế bào võng mạc có sức phát quang rất mạnh, nhờ vào thịt chuột mà mèo ưa ăn, vì trong thịt chuột có chất “ngưu hoàng” với công năng nâng cao thị lực cho mèo trong bóng đêm. Bước đi của mèo không gây tiếng động nhờ khối thịt mềm u lên dưới chân của chúng tựa như một chiếc đệm có sức đàn hồi bền bỉ. Những giải thích này đã xóa đi bản án về “bóng ma lặng lẽ” và khiến người ta nhớ tới thời hoàng kim của mèo ở Ai Cập với những xác mèo được ướp, những quan tài của mèo bằng vàng bằng bạc.

Vào năm 1360, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một nghĩa trang dành chôn hơn…180.000 xác mèo. Chưa hết, vào thế kỷ 13 một hoàng đế Ai Cập đã lập vườn cây ăn trái tại ngoại ô thủ đô Le Caire, chuyên trồng trọt cho mèo. Xem ra không phải lúc nào trong lịch sử mèo cũng bị đổ lỗi là tác nhân tác quái như hiện tượng quỷ nhập tràng cả.

Thứ ba, dưới góc nhìn của khoa học hiện đại, người vừa chết trong cơ thể vẫn giữ luồng điện âm tích còn sót lại chưa kịp ra khỏi cơ thể. Luồng điện ấy, khi gặp hấp lực của một luồng điện dương khác gần đó (của các cơ thể sống) sẽ có thể dẫn đến cảm ứng điện trường khiến người chết ngồi dậy mà người ta cho rằng đó là quỷ nhập tràng. Luồng điện dương (hâm nóng sự sống lại ngắn ngủi của xác chết) không nhất thiết phải cần đến linh miêu, hoặc các loài mèo ma, hay là một thế lực siêu hình nào, mà có thể đó là do… một con người bình thường. Dĩ nhiên cảm ứng gây nên “quỷ nhập tràng” chỉ xảy ra trong một điều kiện có sự tương tác tất yếu nào đó giữa sinh vật sống với thi hài người chết.

Thứ tư, do người vừa qua đời đang ở trường hợp chết lâm sàng (tim ngừng đập nhưng não vẫn còn hoạt động), người nhà tưởng đã chết hẳn nên tiến hành những nghi lễ khâm liệm, nhưng sau đó do những biến chuyển nội tạng đặc biệt nên cơ thể của người chết lâm sàng ấm lại và sống dậy bất ngờ…

https://midnightpapers.com/
Tuy có những giải thích khoa học soi sáng hiện tượng đặc biệt đó, song đến nay không ít người vẫn tiếp tục hướng về những lý giải siêu hình về quỷ nhập tràng, để rồi xem đó là những giải thích mang màu sắc văn hóa tâm linh. Nói như vậy có quá lời lắm không, theo chúng tôi không đến nỗi quá lời. Là vì thông qua những chuyện quỷ nhập tràng và linh miêu, người ta có thể tìm thấy ở những câu chuyện đó ý nghĩa văn hóa thiết thực cho đời sống đạo đức và ứng xử trong xã hội hiện đại. Như quan niệm về người chết sống lại được xem là quỷ nhập tràng lại bắt nguồn không phải từ ba điều giải thích vừa nêu trên, mà từ một ngoại lực ở cõi âm theo quan niệm tín ngưỡng văn hóa như sau.

Người chết chưa tới số chết mà tự tử thì không được đầu thai ngay mà sẽ bị Diêm Vương sai giam riêng ở một nơi (gọi là Nghiệt kính đài?) chờ cho tới kỳ hạn đã định của kiếp số mới được thả ra. Song cũng có một số hồn ma “vượt ngục” đi lang thang vất vưởng đó đây (gọi là du hồn) đã mượn xác chết người khác để “sống lại” trong giây lát cho đỡ nhớ trần gian. Đối với trường hợp này, chúng ta cần nhìn “chân dung” các quỷ nhập tràng với nỗi thương cảm nhiều hơn sợ hãi hay là xa cách…

Khoa học đang tiếp tục tiếp cận thêm với thế giới của quỷ nhập tràng và những du hồn nọ. Chúng ta hy vọng sẽ có một kết luận đầy thuyết phục nay mai.