Đánh giá máy ảnh Sony Alpha 77 II

Uncategorized

Sony vừa mắt chiếc máy ảnh Alpha 77 II với danh hiệu tự phong “ông vua của APS-C”. Liệu hãng công nghệ Nhật Bản có quá lời khi phong danh hiệu “vua” cho chiếc DSLR 24.3MP khi cả Canon và Nikon đều có những sản phẩm ấn tượng?

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Khó có thể phủ nhận rằng Alpha 77 II là sản phẩm thể hiện tham vọng lớn của Sony. Khi gọi sản phẩm mới nhất của mình là “vua APS-C”, rõ ràng Sony muốn người dùng tin tưởng rằng chiếc Alpha cao cấp mới nhất có chất lượng vượt trội hơn cả Canon EOS 7D và Nikon D7100.

Để thực hiện tuyên bố của mình, Sony đã “hồi sinh” cho dòng mount A – một loại mount đã không được sử dụng trên các máy ảnh Sony trong suốt 2 năm qua. Là hậu duệ trực tiếp của chiếc Alpha 77 (2011), Alpha 77 II có cảm biến 24.3MP ấn tượng, hệ thống lấy nét tự động 79 điểm, khả năng chụp liên tiếp  khung hình/giây và Wi-Fi tích hợp sẵn.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Với những con số ấn tượng như vậy, liệu Alpha 77 II có đủ khả năng để trở thành “ông vua” như tuyên bố của Sony? Những đánh giá từ trang Trusted Reviews sẽ giúp bạn có những hình dung rõ hơn về chiếc máy ảnh này.

Thiết kế

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Thế hệ Alpha 77 đầu tiên đã có thiết kế khá đẹp, bởi vậy việc Sony tiếp tục giữ nguyên thiết kế trên thế hệ đàn em là điều khá dễ hiểu. Có thể nói rằng 2 đời Alpha 77 trông khá giống nhau, trong đó điểm khác biệt đáng chú ý lớn nhất về thiết kế chỉ là đổi màu logo Alpha từ đỏ thành màu bạc và việc loại trừ ảnh hỗ trợ AF (đèn flash giờ sẽ có tính năng hỗ trợ lấy nét).

Alpha 77 II đã loại bỏ phím điều hướng D-Pad thông thường, thay vào đó là một cần điều khiển joystick nhỏ để người dùng có thể duyệt qua các menu điều khiển. Cả mặt trước lẫn mặt sau của máy đều có một bánh xe cuộn để lựa chọn. Giống như Alpha 77 2011, phiên bản mới có rất nhiều nút bấm, bao gồm nhiều nút bấm độc lập, có thể tùy biến theo ý người dùng và có nhiệm vụ điều chỉnh các cài đặt cụ thể.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Nhờ có thân mình bằng ma-giê, Alpha 77 II có cân nặng khá lớn và cũng rất cứng cáp. Ở mức 647 gram, bạn khó có thể khen ngợi rằng Alpha 77 II là một sản phẩm nhỏ gọn, song cân nặng này cũng chưa đạt tới mức gây khó chịu cho người dùng.

Với kích cỡ 142,6mm x 104,2mm x 80,9mm, Alpha 77 II có kích cỡ ngang bằng với Nikon D800. Thân hình của Alpha 77 II được bao phủ một cách rất cẩn thận nhằm chống chọi với bụi, độ ẩm và thời tiết. Đây là một chiếc máy ảnh rất phù hợp cho những người dùng thường xuyên thực hiện các chuyến du lịch thiên nhiên.

Alpha 77 II cũng thừa hưởng từ người anh em Alpha 9000 menu Quick Navi Pro cho phép người dùng tùy chỉnh và tiếp cận các tính năng thường xuyên sử dụng một cách dễ dàng. Bạn sẽ phải mất thời gian làm quen với Quick Navi Pro, song một khi làm quen tính năng này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Tính năng

Độ phân giải của cảm biến Exmor (CMOS, kích cỡ APS-C) trên Alpha 77 II vẫn được giữ nguyên như người anh ở mức 24.3MP. Do cảm biến APS-C có kích cỡ 23,5 x 15,6mm, Alpha 77 II hiện đang là một trong những mẫu DSLR có mật độ điểm ảnh/diện tích cảm biến lớn nhất trên thị trường.

Thay đổi đáng chú ý nhất trên chiếc Alpha 77 II so với chiếc Alpha 77 thế hệ cũ là hệ thống tự động lấy nét. Khi ra mắt, Alpha 77 có hệ thống lấy nét tự động chỉ bao gồm 19 điểm – vốn là một con số khá ổn cho thời điểm 2011. Đến năm nay, Alpha 77 II được trang bị tới 79 điểm AF, trong đó có 15 điểm thuộc loại kết hợp.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Module AF theo pha của Alpha 77 II đã được nâng cấp. Sony cũng đã gia tăng tính thông minh cho thuật toán AF nhằm đảm bảo chính xác khi theo dõi các vật mẫu đòi hỏi cho phép người dùng điều chỉnh độ nhạy của máy ảnh. Bởi vậy, nếu bạn thích chụp ảnh thể thao, động vật hay các vật mẫu chuyển động nhanh nói chung, Alpha 77 II sẽ là một lựa chọn không tồi.

Alpha 77 II cũng mang trong mình vi xử lý Bionz X ấn tượng đã từng được Sony trang bị trên rất nhiều sản phẩm mới gần đây như A6000 hay RX10. Bởi vậy, Alpha 77 II cũng sẽ được thừa hưởng tất cả các đặc tính ấn tượng từ các dòng máy cao cấp khác: khả năng chụp liên tiếp (burst) tới 12 khung hình/giây, tối đa 64 ảnh JPEG trước khi đầy bộ nhớ đệm cũng như khả năng chụp 25 khung hình RAW liên tiếp.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Đây là một cải tiến rất đáng kể so với thế hệ Alpha 77 đi trước: trong khi tốc độ chụp liên tiếp trên thế hệ cũ vẫn là 12 khung hình/giây, bộ nhớ đệm của Alpha 77 chỉ đạt 18 khung hình JPEG và 12 khung hình RAW. Đồng thời, với vi xử lý Bionz X, Alpha 77 II có khả năng làm nét ảnh JPEG tốt hơn và giảm nhiễu xạ, nhiễu màu.

Trong khi được trang bị thêm kết nối Wi-Fi, Alpha 77 II không còn khả năng đính kèm thông tin vị trí (GPS) vào ảnh chụp. Với Wi-Fi hoặc NFC, bạn có thể kết nối Alpha 77 II vào một thiết bị iOS hoặc Android thông qua ứng dụng Sony PlayMemories nhằm tận dụng các công nghệ sáng tạo như lọc màu, tạo hiệu ứng liên tục hoặc hiệu ứng thời gian. Trong tương lai, Sony có thể sẽ sửa chữa điểm yếu không có GPS bằng cách cài thông tin vị trí từ ứng dụng smartphone vào ảnh chụp trên Alpha 77 II.

Hiệu năng

Sony tuyên bố đã dành tới 6 tháng để thiết kế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lấy nét tự động trên Alpha 77 II. Thật may mắn, công sức do công ty Nhật Bản bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng với những gì Alpha 77 II làm được.

Sự kết hợp giữa thuật toán mới và cảm biến lấy nét tự động theo pha mới giúp hệ thống AF trên Alpha 77 II có thể theo dõi vật mẫu một cách tinh vi và dễ dàng. Với 79 điểm lấy nét, hệ thống AF của Alpha 77 II có thể theo dõi một phần lớn của khung hình trên cảm biến. Hệ thống lấy nét ấn tượng này cũng được áp dụng vào tính năng quay video (độ phân giải Full HD 1080p, tốc độ 60 khung hình/giây hoặc 24 khung hình/giây).

Trong trải nghiệm của Trusted Reviews, Alpha 77 II lấy và giữ nét một cách rất chính xác, ngay cả khi ở tốc độ 12 khung hình/giây. Bạn có thể điều chỉnh mức độ nhạy của quá trình giữ nét liên tục trong menu điều chỉnh của máy. Mức nhạy được đặt từ 1 đến 5, trong đó mức 1 sẽ cho phép hệ thống AF tự động chuyển sang một vật thể mới xuất hiện trong khung hình còn mức độ 5 sẽ tránh hoàn toàn hiện tượng này.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Nhờ có ống ngắm điện tử OLED mang thương hiệu TruFinder, việc lấy nét chính xác trở nên rất dễ dàng trên Alpha 77 II. EVF này có độ phân giải 2,3 triệu chấm, trường nhìn 100% và có tốc độ làm mới rất nhanh giúp mang tới khả năng lấy nét tuyệt đối chính xác.

Màn hình 3 inch xoay 3 trục của Alpha 77 II được giữ nguyên cơ chế hoạt động từ thế hệ đàn anh, song cũng đã được nâng độ phân giải lên 1,23 triệu chấm. Công nghệ WhiteMagic (xen kẽ pixel nhỏ màu trắng bên cạnh các pixel RGB truyền thống) cũng có mặt trên màn hình của Alpha 77 II. Nhờ đó, trong ánh sáng trực tiếp, màn hình của Alpha 77 II sẽ trở nên dễ đọc hơn khá nhiều.

Chất lượng ảnh chụp

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

1/800 giây, f/2.8, ISO 400

Với tốc độ chụp và lấy nét rất ấn tượng, Alpha 77 II cũng cần được trang bị một hệ thống đo sáng tương đồng. Thật may mắn, hệ thống đo sáng 1200-vùng của chiếc máy ảnh này sẽ không làm bạn thất vọng: trong gần như các bức ảnh chụp, độ sáng của bức ảnh đều rất cân bằng.

Ngay cả khi liên tục thay đổi điểm lấy nét, hệ thống lấy nét theo điểm của Alpha 77 II vẫn có thể mang tới những bức ảnh khá dễ chịu. Bên cạnh chế độ đo sáng đơn điểm (Spot), Alpha 77 II cũng hỗ trợ đo sáng nhiều điểm (Multi-Segment) và đo sáng tập trung quanh điểm trung tâm (Center-Weighted).

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

30 giây, f/14, ISO 100

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

30 giây, f/9, ISO 100

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

30 giây, f/11, ISO 100

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

30 giây, f/11, ISO 100

Xét về mặt màu sắc, kết quả trên Alpha 77 II cũng là rất khá quan. Với tổng cộng 15 cài đặt cân bằng trắng (trong đó có nhiều cài đặt mà bạn có thể tự điều chỉnh), Alpha 77 II mang tới vô số tùy chọn màu sắc cho các bức ảnh của bạn.

Nếu bạn không thích tự tay mày mò và “nghịch” các tùy chỉnh, Alpha 77 II vẫn mang tới màu sắc rực rỡ và sống động với độ chính xác đủ để hài lòng. Ví dụ, bầu trời màu xanh đầy nắng sẽ rất tự nhiên trên một bức ảnh chụp bằng Alpha 77 II.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

1/800 giây, f/4.5, ISO 100

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

1/800 giây, f/2.8, ISO 500

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

1/800 giây, f/9, ISO 400

Với mức ISO từ 100 – 25.600, Alpha 77 II cho phép giữ lại nhiều chi tiết trong bức ảnh. Trong khi ISO 100 luôn rất rõ ràng, ở mức ISO 400 ảnh chụp bị nhiễu sáng (dù rất ít) và ở ISO 800 các vùng tối bị xuất hiện nhiễu màu (vẫn khá ít).

Ở ISO 6400, các bức ảnh bị nhiễu rất rõ rệt song vẫn chưa đủ để gây khó chịu. Lý do là bởi cơ chế giảm nhiễu tích hợp của Alpha 77 II có vẻ hơi “nặng tay” quá mức, khiến mất chi tiết trong một số trường hợp.

Giá bán

Hiện tại, phiên bản chỉ có thân máy của Alpha 77 II đang được bán với giá 1.100 USD (23,3 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ). Phiên bản đi kèm ống 16-50mm f/2.8 đang có giá 1.700 USD (36,1 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ).

Kết luận

Thiết kế đẹp, chắc chắn, hệ thống AF có chất lượng đầu bảng cùng ảnh chụp tuyệt đẹp, Alpha 77 II là một chiếc DSLR cao cấp mà bạn khó có thể chối từ – nếu như mức giá 1100 USD (23,3 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ) không phải là một trở ngại quá lớn với bạn. Trong khi ảnh chụp ở ISO 6400 vẫn bị nhiễu sáng, Alpha 77 II vẫn mang trong mình một loạt các đặc điểm hấp dẫn khác: Wi-Fi tích hợp, EVF và LCD tuyệt vời, tốc độ chụp liên tiếp lên tới 12 khung hình/giây.

Sau 2 năm không ra mắt thêm một chiếc máy ảnh sử dụng A-mount nào, Sony ra mắt chiếc Alpha 77 II với cảm biến 24,3MP và danh hiệu tự phong "Ông vua của APS-C". Liệu ông lớn Nhật Bản có quá lời khi tuyên bố như vậy?

Alpha 77 II sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua với những người dùng cần chụp các vật thể chuyển động nhanh (ví dụ như chụp sự kiện thể thao hoặc chụp động vật). Đây thực sự là một chiếc DSLR để chụp lại những chuyển động/hành động đẹp mắt.

Khá nặng nhưng không quá cồng kềnh, Alpha 77 II sẽ đòi hỏi bạn phải mất thời gian làm quen. Một khi đã nắm chắc menu sử dụng khá phức tạp, trải nghiệm Alpha 77 II sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản. Như vậy, với những bức ảnh chụp sống động cùng thiết kế đẹp, số lượng tính năng độc đáo, Alpha 77 II hoàn toàn có đủ khả năng để tham gia giành giật vị trí “vua APS-C” cùng các sản phẩm của Nikon và Canon.