Canh bạc lớn của MU chính là Pogba

Mùa này Man Utd đang rất mạnh tay chi tiêu tròng kỳ chuyển nhượng hè, Paul Pogba có thể cập bến Old Trafford với giá không tưởng trước lich thi dau ngoai hang anh tới rất gần, nhưng đây là canh bạc thật sự với Quỷ đỏ. 

MU đang chơi canh bạc quá lớn khi mua Pogba

Sau Angel di Maria và Zlatan Ibrahimovic, họ có vẻ muốn đi đến cùng với Paul Pogba – người sẽ phá kỷ lục chuyển nhượng nếu trở lại Old Trafford. Nhưng nếu mua Pogba với 100 triệu bảng, thậm chí hơn, “Quỷ đỏ” có thể sẽ phải hối tiếc.

Chấp nhận mua những cầu thủ lớn với “giá cắt cổ” để nhanh chóng đổi lấy danh hiệu và rồi thành công trên sân cỏ lại đẻ ra tiền. Đó là lý luận mà chúng ta vẫn nghe hàng ngày và được kiểm chứng qua chính sách “Galacticos” của Real Madrid.

Nhưng tư duy kinh tế ấy liệu có chính xác 100%? Manchester United những năm qua đang ra sức xây dựng “Galacticos” cho riêng mình với kiến trúc sư trưởng Ed Woodward.

Real, MU không giàu như ta tưởng

Kỷ nguyên “Galacticos” của Real Madrid khởi đầu từ vụ chuyển nhượng lịch sử với Luis Figo từ kình địch Barcelona năm 2000, không lâu sau khi vô địch Champions League lần thứ 8. Một năm sau, Real tiếp tục phá kỷ lục với Zinedine Zidane và lên ngôi vô địch châu Âu lần thứ 9. Chủ tịch Florentino Perez tiếp tục tuyển mộ thêm Ronaldo “béo”, David Beckham, Michael Owen…

Tạp chí tài chính Forbes cũng vừa công bố danh sách các CLB bong da giàu nhất thế giới. Real Madrid được định giá cao nhất, 3,645 tỷ USD, với doanh thu 694 triệu USD và lợi nhuận trước thuế 162 triệu USD. Man United là CLB giàu thứ ba, trị giá 3,317 tỷ USD, doanh thu 625 triệu USD và lợi nhuận trước thuế đạt 190 triệu USD.

Kỷ nguyên “Galacticos” thứ hai còn hoành tráng hơn với những siêu sao Kaka, Cristiano Ronaldo, Karim Benzema, Gareth Bale, James Rodriguez và “Kền kền trắng” bổ sung thêm 2 cúp bạc Champions League nữa. Giá trị thương mại của Real nhờ đó tăng chóng mặt. Doanh thu của Real trong mùa giải 2015-16 lên đến 620 triệu euro.

Pogba rất xuất sắc nhưng 100 triệu bảng là quá đắt

Doanh thu 600 – 700 triệu USD một năm của Real, hay MU thoạt nhìn rất ấn tượng nhưng trên thực tế chỉ là “muỗi” với nền kinh tế Anh hay Mỹ. Nó chỉ tương đương… 0,2% doanh thu của chuỗi siêu thị Wal-Mart ở Mỹ, ngang bằng doanh thu một chi nhánh siêu thị Tesco ở Anh. Thậm chí đội bóng kiếm tiền giỏi nhất thế giới Real Madrid còn không thể lọt Top 100 doanh nghiệp kiếm tiền nhiều nhất của Phần Lan, quốc gia chỉ có trên 5 triệu dân.

Real Madrid có hơn 90 triệu fan trên Facebook, với MU là 70 triệu. Real có Cristiano Ronaldo, người sở hữu fanpage với 115 triệu fan; trong khi ở MU, Wayne Rooney và Zlatan Ibrahimovic đều có 25 triệu fan trên Facebook.

Vẻ ngoài lấp lánh ấy khiến chúng ta lầm tưởng rằng họ là những cỗ máy kiếm tiền giỏi nhất thế giới. Trên thực tế, khả năng kiếm tiền của họ chỉ ngang một siêu thị hạng khá ở đất nước của mình.

Những công ty làm ăn khôn ngoan không “bỏ hết trứng vào một rổ” như vậy. Họ sẽ chẳng bao giờ chi trả 2/3 tiền lãi một năm cho một vụ đầu tư như MU đang làm với Paul Pogba.

Vậy việc MU – đội bóng có thu nhập “chỉ” 190 triệu USD/năm sẵn sàng vung 100 triệu bảng, gần 130 triệu USD, cho một ngôi sao có phải là ném tiền qua cửa sổ?

Đắt chưa chắc xắt ra miếng

Trong cuốn sách “Soccernomics”, hai tác giả Simon Kuper và Stefan Szymanski bằng các nghiên cứu thống kê đã chỉ ra rằng số lượng tiền các CLB chi tiêu cho chuyển nhượng hoàn toàn không tỷ lệ với thành công trên sân cỏ.

Hẳn là bạn đọc sẽ muốn phản bác kết quả này nhưng đó là thành quả nghiên cứu khoa học và không một chút cảm tính. Hãy nhớ rằng MU đã chi đến 250 triệu bảng cho chuyển nhượng trong 2 mùa giải của Louis van Gaal, nhưng thành tích thi đấu chỉ toàn tụt lùi.

MU dường như muốn chơi một canh bạc tất tay với Paul Pogba, không phải “con bạc triệu đô” mà là “con bạc trăm triệu đô”.

Bài tính của Ed Woodward và các ông chủ Mỹ rất rõ ràng: Bước 1, Pogba sẽ bổ sung chất lượng cho đội hình “Quỷ đỏ”, giúp họ vô địch Premier League và tiến xa ở Champions League. Bước 2, chiến thắng trên sân cỏ sẽ đổi lấy chiến thắng trên mặt trận kinh doanh.

Nhưng cũng trong cuốn sách “Soccernomics”, các tác giả đã tổng kết rằng với giải Ngoại hạng Anh, thành tích thi đấu không song hành cùng lợi nhuận.

Trong giai đoạn 1993-2012, có 55% trường hợp một CLB gia tăng thứ hạng trên BXH sẽ kéo theo gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, 45% trường hợp gia tăng thứ hạng nhưng lợi nhuận giảm sút. Gần như 50/50.

MU đang chơi canh bạc với Pogba

Nghịch lý ấy rất dễ lý giải: để có thứ hạng cao hơn, bạn phải đầu tư nhiều hơn, “đầu ra” phình to trong khi “đầu vào” chưa chắc mở rộng. Và hơn nữa, bóng đá là một ngành kinh doanh khác hẳn mà các lý thuyết kinh tế không thể áp dụng vào.

Kinh doanh bóng đá không hề đơn giản bởi trong khi bạn muốn kiếm lời thì có những kẻ chẳng bận tâm đến tiền bạc. Roman Abramovich ở Chelsea. Các ông chủ Ả-rập ở Man City. Hoàng gia Qatar ở PSG. Họ có vẻ không cần kiếm tiền từ bóng đá. Họ có thể bán dầu mỏ, hoặc mua cổ phiếu để kiếm tiền dễ dàng hơn là đầu tư vào bóng đá.

Với các ông chủ ấy, bóng đá không phải chuyện làm ăn. Bởi thế họ sẵn sàng “phá két” trên thị trường chuyển nhượng, trả những cái giá điên rồ kèm theo mức lương không tưởng cho các ngôi sao. Luật Bosman ra đời càng tiếp tay cho những người như Abramovich và kéo theo một cuộc “chạy đua vũ trang” để giành giật cầu thủ.

Để có Pogba, MU không chỉ phải trả tới cả 100 triệu bảng mà còn phải chịu mức lương 11 triệu bảng/năm. Đó là bộ mặt của bóng đá đương đại, các CLB biến thành những con tàu chở tiền từ nhà tài trợ và người xem truyền hình đến tay cầu thủ và người đại diện của họ.

Nhà Glazer đầu tư vào MU để kiếm lời nhưng không thể ngờ rằng họ đang gián tiếp làm giàu cho những ngôi sao như Pogba, hay những tay cò khét tiếng Mino Raiola, Jorge Mendes. Gã béo Raiola sẽ cùng Pogba ăn chia 20 triệu bảng từ món tiền mà MU trả cho Juventus.

Để dễ hình dung, chúng ta hãy ghi nhớ rằng 62% doanh thu của các đội bóng La Liga chảy vào túi cầu thủ. Với giải hạng Nhì TBN, con số còn khủng khiếp hơn: 93%.

Nguy hiểm hơn, các CLB không chỉ trả cho cầu thủ bằng tiền của mình mà còn bằng tiền vay ngân hàng. Những đội bóng “chạy đua vũ trang” mạnh mẽ đã hoặc đã từng bên bờ vực phá sản: Valencia, Deportivo, Atletico Madrid ở TBN; Parma, Fiorentina, Napoli ở Ý; Leeds United ở Anh…

Nếu cứ vung tay quá trán như kiểu Pogba, biết đâu một vài năm nữa danh sách trên lại có thêm MU!?